Mô tả công việc trưởng phòng Marketing chi tiết và đầy đủ

Chia sẻ trên :
10-01-2025 18 lượt xem

Trong những năm gần đây, Marketing là ngành nghề phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các công ty gần như đều xây dựng cho riêng mình một đội ngũ Marketing lớn mạnh. Mục đích để có thể xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng và chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Và người đứng đầu điều hành đội ngũ này chính là trưởng phòng Marketing. Trong bài viết này, hãy cùng nội thất văn phòng Govi đi tìm hiểu qua bản mô tả công việc trưởng phòng Marketing nhé!

Trưởng phòng Marketing làm gì?

Trưởng phòng Marketing là một vị trí quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp.
Trưởng phòng Marketing là một vị trí quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp.

Trưởng phòng là một nhân sự cấp cao trong bộ phận Marketing. Người này sẽ đảm nhận việc theo dõi tổng quát các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi và phân phối sản phẩm. Đồng thời, trưởng phòng cũng là người nghiên cứu để lập ra chiến lược mục tiêu, điều hành toàn bộ hoạt động của phòng ban này.

Thêm vào đó, trưởng phòng Marketing còn có quyền đưa ra quyết định ngân sách, quản lý và phân công nhân viên trong bộ phận của mình. Các việc liên quan đến tuyển dụng, đào tạo nhân viên của bộ phận cũng là công việc trưởng phòng Marketing cần làm. Người phụ trách công việc này có thể ví như thuyền trưởng của một con tàu. Họ có nhiệm vụ cầm lái, dẫn dắt và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động quảng bá, quảng cáo sản phẩm thương hiệu của công ty.

Chi tiết mô tả công việc trưởng phòng Marketing

Trên thực tế, mỗi công ty hay doanh nghiệp lại có các yêu cầu công việc khác nhau dành cho trưởng phòng Marketing. Tuy nhiên, nhìn chung mô tả công việc trưởng phòng Marketing đều gồm một số chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Xây dựng quy trình, chiến lược Marketing

Người phụ trách công việc này sẽ phải xây dựng ra được các quy trình, chiến lược marketing.
Người phụ trách công việc này sẽ phải xây dựng ra được các quy trình, chiến lược marketing.

Trong công ty, mỗi một bộ phận lại có một quy trình hoạt động riêng trên cơ sở thống nhất với quy trình chung của công ty. Trưởng phòng của mỗi bộ phận sẽ xây dựng nên quy trình hoạt động cho bộ phận mình phụ trách. Chính vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên mà trưởng phòng Marketing cần làm là xây dựng quy trình hoạt động cho bộ phận Marketing. Quy trình đó gồm một số ý chính dưới đây:

  • Mục đích và mục tiêu của bộ phận Marketing.
  • Phương thức triển khai, kiểm soát các công việc của bộ phận Marketing.
  • Cách thức, tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện công việc của bộ phận Marketing.

Ngoài ra, người đứng đầu này cũng cần đưa ra chiến lược chung cho bộ phận. Sau đó triển khai qua các chiến thuật, các kế hoạch, công việc cụ thể và phân công cho các thành viên.

Quản trị, phát triển thương hiệu

Đối với bộ phận Marketing, việc phát triển thương hiệu và giữ gìn tiếng tăm cho thương hiệu là một phần rất quan trọng trong tổng thể nhiệm vụ họ đảm nhận. Người trưởng phòng chịu trách nhiệm lập ra và triển khai các kế hoạch. Mục đích của việc này để xây dựng, phát triển thương hiệu.

Các kế hoạch giúp thương hiệu phát triển bền vững, tạo chỗ đứng trong lòng khách hàng phải kể đến như chiến dịch quảng cáo, hoạt động khuyến mại, chương trình hướng tới cộng đồng,…

Đánh giá, báo cáo hoạt động marketing

Một nhiệm vụ không thể bỏ qua chính là đánh giá và báo cáo hiệu quả hoạt động.
Một nhiệm vụ không thể bỏ qua chính là đánh giá và báo cáo hiệu quả hoạt động.

Trong phần mô tả công việc trưởng phòng Marketing không thể bỏ qua nhiệm vụ đánh giá và báo cáo hiệu quả hoạt động marketing. Một công ty phát triển thì các bộ phận phải không ngừng cải thiện và phát triển. Và trưởng phòng marketing sẽ chịu trách nhiệm thu thập thông tin liên quan đến hiệu quả hoạt động. Các thông tin đó như tăng trưởng đơn hàng, lượng khách mới, mức độ nhận diện thương hiệu,… Sau đó tiến hành đánh giá và báo cáo kết quả cho cấp trên.

Từ những kết quả tổng hợp được, người đứng đầu phòng marketing sẽ phải tiếp tục tìm ra vấn đề, điểm yếu cần điều chỉnh, khắc phục. Cuối cùng là lên kế hoạch cải thiện hoạt động của bộ phận phụ trách.

Thực hiện các công việc liên quan khác

Ngoài 3 công việc chính trên thì mô tả công việc trưởng phòng Marketing còn có một danh sách rất dài các công việc liên quan khác như:

  • Nghiên cứu, phân tích dữ liệu để tìm ra các hướng phát triển mới trong việc mở rộng thị trường cho công ty.
  • Tham dự hội thảo, đào tạo nhằm cập nhật kiến thức mới nhất về ngành nghề. Sau đó truyền đạt lại cho các nhân viên cấp dưới của mình.
  • Xây dựng các kênh phân phối sản phẩm offline hoặc online.
  • Hỗ trợ các nhân viên bán hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, xây dựng kế hoạch thu thập ý kiến và phản hồi của khách để thiết kế sản phẩm mới.
  • Mở rộng mối quan hệ với các đối tác tiềm năng trong tương lai.
  • Phối hợp với các phòng ban, bộ phận liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền, nâng cao độ nhận diện thương hiệu tới đối tác và khách hàng.

Những kỹ năng một trưởng phòng Marketing cần có

Những người làm trong ngành marketing đòi hỏi phải có tư duy nhạy bén, linh hoạt.
Những người làm trong ngành marketing đòi hỏi phải có tư duy nhạy bén, linh hoạt.

Đặc thù của ngành marketing là đòi hỏi người làm sở hữu khả năng thích ứng, tư duy chiến lược, linh hoạt và nhạy bén. Chính vì vậy, nếu muốn trở thành một trưởng phòng Marketing giỏi bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng như:

Kỹ năng chuyên môn

Xét về mặt chuyên môn, người trưởng phòng cần có cho mình kiến thức tổng quát trên nhiều lĩnh vực để quản lý công việc được hiệu quả. Một số mảng có thể kể đến như nhân sự, quản trị, vận tải, tài chính, đối thủ, dòng sản phẩm, xu hướng tiêu dùng,…

Kỹ năng làm việc nhóm

Là người lãnh đạo của phòng marketing nên trưởng phòng rất cần sở hữu kỹ năng làm việc nhóm. Bạn phải hiểu rõ các thành viên trong nhóm của mình để chèo lái, hướng dẫn nhân viên thực hiện tốt công việc. Khả năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp người lãnh đạo biết cách phân chia công việc phù hợp với từng thành viên. Tổng hợp ý kiến, đóng góp của nhân viên để từ đó đưa ra kế hoạch triển khai chiến dịch marketing mang lại hiệu quả cao nhất.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp quyết định rất nhiều đến các mối quan hệ của trưởng phòng Marketing.
Kỹ năng giao tiếp quyết định rất nhiều đến các mối quan hệ của trưởng phòng Marketing.

Giao tiếp khéo léo sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong các mối quan hệ. Dù đó là mối quan hệ với đối tác, khách hàng, với cấp trên hay với nhân viên thuộc quyền quản lý của mình. Điều này giúp giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên, đồng thời tránh được những mâu thuẫn không đáng có.

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Sở hữu kỹ năng này bạn có lợi thế rất nhiều trong việc thực hiện hai nhiệm vụ lớn của mình. Hai nhiệm vụ đó là đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác và tuyển dụng, ký kết hợp đồng với nhân viên của mình.

Kỹ năng sáng tạo, nắm bắt thị trường

Nếu như bạn là một người không biết bắt trend hiện nay như thế nào thì bạn sẽ không bao giờ có thể tồn tại trong nghề marketing. Nắm bắt xu hướng mỗi ngày và tận dụng cơ hội, sáng tạo xu hướng để trở thành người dẫn đầu trào lưu. Để có thể trở thành một người trưởng phòng Marketing giỏi bạn sẽ cần có cả hai điều trên.

Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc

Công việc được sắp xếp hiệu quả sẽ giúp trưởng phòng tránh được sai sót, trễ tiến độ.
Công việc được sắp xếp hiệu quả sẽ giúp trưởng phòng tránh được sai sót, trễ tiến độ.

Theo mô tả công việc trưởng phòng Marketing thì số lượng công việc bạn phải làm, số lượng đầu mục phải theo sát và quản lý sẽ vô cùng lớn nếu như bạn không biết cách sắp xếp chúng. Quản lý và sắp xếp công việc hiệu quả giúp bạn tránh được sai sót, trễ tiến độ. Đồng thời, nó còn giúp bạn tránh được một phần không nhỏ áp lực công việc.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề, tình huống phát sinh là kỹ năng sống còn của vị trí trưởng phòng Marketing. Bạn sẽ phải đưa ra giải pháp và quyết định giải quyết như nào khi mọi việc diễn ra không theo kế hoạch ban đầu hay phát sinh sự cố không mong muốn. Hãy thật bình tĩnh, tỉnh táo và quyết đoán vì đó là các tố chất bạn cần rèn luyện để sở hữu kỹ năng này.

Mức lương của trưởng phòng Marketing là bao nhiêu?

Mức lương của vị trí này tùy thuộc vào năng lực cũng như chính sách của công ty.[/caption]

Đây là một câu hỏi mà bất cứ ai quan tâm đến vị trí này cũng đều muốn biết. Hiện tại, mức lương của trưởng phòng marketing có sự phân cấp rõ rệt theo từng cấp độ và trình độ chuyên môn trong nghề. Mức lương trung bình của vị trí này sẽ dao động trong khoảng 20 triệu đồng. Với kinh nghiệm từ 5 năm trở lên có thể nhận được mức lương lên đến 40 triệu đồng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn trả mức lương cho vị trí này lên tới 5000 USD/tháng (khoảng 117 triệu đồng).

Ngoài ra, tùy thuộc vào chế độ cũng như chính sách của từng công ty làm việc mà các trưởng phòng Marketing sẽ được hưởng các quyền lợi như đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phụ cấp từ công ty, lương thưởng vào các ngày nghỉ, được đào tạo nâng cao trình độ, chế độ tăng lương,…

Trưởng phòng Marketing là một vị trí quan trọng và không phải ai cũng có đủ năng lực để đảm nhận. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cố gắng nắm bắt những kỹ năng, yêu cầu trong bản mô tả công việc trưởng phòng Marketing thì chắc chắn bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Govi hy vọng với những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về công việc này.

Bài viết khác

Thông qua việc rèn luyện và thực hành bạn mới hình thành được cách tư duy phản biện
Bí quyết rèn luyện trở thành bậc thầy tư duy phản biện

Trở thành một bậc thầy tư duy phản biện là khát vọng của nhiều người trong cuộc sống hiện đại. Tư duy phản biện không chỉ đem lại sự sắc bén và linh hoạt trong tư tưởng, mà còn giúp chúng ta đối diện với những thách thức phức tạp một cách thông minh. Bài […]

Talent Acquisition chính là phương thức đầu tư tuyển dụng dài hạn cho doanh nghiệp
Talent acquisition là gì? Cách áp dụng vào trong doanh nghiệp

Trong thị trường tuyển dụng, với sự cạnh tranh ngày càng lớn thì các doanh nghiệp cũng đang tự cập nhật lên để đem tới hiệu quả cao nhất khi tìm kiếm nhân tài. Chính vì điều đó khiến Talent Acquisition ra đời trong thời đại 4.0 nhằm hướng đến sự tối ưu nhất cho […]

Quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức đều có các quy tắc rõ ràng.
Thủ tục miễn nhiệm và mẫu quyết định miễn nhiệm chuẩn

Quyết định miễn nhiệm chức vụ là một trong những việc làm quan trọng khi doanh nghiệp của bạn có ý định thay thế các chức vụ quan trọng như kế toán trưởng, giám đốc,… Và các thủ tục miễn nhiệm là việc cần thiết mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trước khi bổ […]

Đánh giá tâm lý tập trung chủ yếu vào việc phân tích hiệu suất trong tương lai.
Phương pháp và quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả

Có thể nói đánh giá nhân viên là một quy trình có vai trò cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch về nhân sự. Vậy phương pháp và quy trình đánh giá làm sao cho hiệu quả nhất? Hãy cùng Govi tìm […]

Phần mềm máy chấm công giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Top 10 phần mềm chấm công hiện đại và dễ sử dụng nhất

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm chấm công chuyên nghiệp, cho các thông tin chấm công chính xác, minh bạch và rõ ràng. Bài viết dưới đây nội thất văn phòng Govi sẽ giới thiệu top 10 phần mềm tốt chấm công để các doanh nghiệp tham khảo. Nội dungTrưởng phòng […]