Cách làm CV xin việc ấn tượng chinh phục nhà tuyển dụng
CV là được coi là “bộ mặt” của ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí bất kỳ của công ty nào. Cách làm CV xin việc gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng tuy không quá khó nhưng không phải ứng viên nào cũng nắm được. Bài viết sau tất tần tật kinh nghiệm viết CV cho từng nhóm ngành sẽ được chia sẻ chi tiết.
Hướng dẫn cách làm CV xin việc chuẩn
Khái niệm CV là gì, cách viết CV ấn tượng sẽ được trình bày cụ thể và rõ ràng ngay sau đây.
CV xin việc là gì? Tầm quan trọng của CV?
CV tên tiếng Anh là Curriculum vitae, hay còn gọi là hồ sơ ứng tuyển xin việc làm. Nó được coi là bản tóm tắt các thông tin quan trọng của ứng viên để gửi đến nhà tuyển dụng, với mong muốn mình được làm ở các vị trí mà công ty đang có nhu cầu tuyển dụng.
CV khác với bản tự thuật, khai sơ yếu lý lịch thông thường. Nếu ở sơ yếu lý lịch bạn sẽ cần phải nêu tên bố mẹ, anh chị em trong nhà, chồng con, trình trạng hôn nhân, tôn giáo… thì ở bản CV xin việc, bạn chỉ cần nêu tóm tắt những thông tin như địa chỉ liên lạc, tên tuổi, học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu trong công việc…
Đối với nhà tuyển dụng lẫn ứng viên thì CV có vai trò hết sức quan trọng:
- Đối với ứng viên: CV là nơi để ứng viên có thể “phô bày” tất cả kỹ năng, kinh nghiệm thế mạnh của mình. Việc nêu rõ các thế mạnh, kinh nghiệm sẽ giúp ứng viên ghi điểm và tạo ấn tượng tốt với bên tuyển dụng, từ đó dễ dàng giành được vị trí công việc mình mong đợi. Dù bạn có năng lực tốt đi mấy chăng nữa mà không thể hiện rõ trong bản CV thì bạn đã vô tình làm mất đi % cơ hội rất lớn trong công việc.
- Đối với nhà tuyển dụng: CV là công cụ để nhà tuyển dụng nắm được ứng viên của mình có kinh nghiệm như thế nào, có phù hợp với với vị trí công việc mà doanh nghiệp đang cần tuyển dụng hay không. Với hàng chục CV được gửi về, nhà tuyển dụng khi đọc CV sẽ lọc ra các CV tốt nhất, chọn ra được ứng viên có tiềm năng và năng lực phù hợp.
Cách làm CV xin việc chuẩn không cần chỉnh
Thông tin cần có trong một bản CV sẽ bao gồm: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, học vấn, thành tích, hoạt động ngoại khóa, kỹ năng. Ở mỗi hạng mục thì người viết cần chú ý triển khai các ý sao cho hợp lý nhất:
Cách viết mục thông tin cá nhân
Trước khi nghĩ đến cách viết CV ấn tượng thì trước tiên các ứng viên phải làm thế nào để tạo được bản CV chuẩn về thông tin.
Ở mục này ứng viên sẽ cung cấp các thông tin như Họ tên, ngày sinh, số điện thoại, gmail, link facebook, ảnh chân dung. Các thông tin này cần chính xác để đảm bảo bên tuyển dụng có thể liên hệ với ứng viên nếu ứng viên lọt qua vòng hồ sơ.
Cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp
Ở phần mục tiêu nghề nghiệp, các ứng viên cần phải tự nêu được cho mình những định hướng trong tương lai, mong muốn con đường phát triển sự nghiệp. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá rất cao những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, biết lên kế hoạch và cố gắng thực hiện chúng.
Lưu ý, ứng viên có thể đề cập những mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. Đừng quên nhấn mạnh các mục tiêu sẽ mang đến cho doanh nghiệp định ứng tuyển lợi ích như tăng doanh thu bán hàng, mở rộng thị trường… Không nên viết các mục tiêu chung chung gây nhàm chán hoặc sao chép mục tiêu của người khác thành mục tiêu của mình.
Cách viết mục học vấn
Cách làm CV xin việc, ở phần học vấn thì ứng viên sẽ trình bày cụ thể trình độ của mình là cao đẳng/đại học/ thạc sĩ/tiến sĩ; Tên trường đại học tốt nghiệp, chuyên ngành học, phân loại bằng tốt nghiệp: trung bình/khá/giỏi/xuất sắc; điểm GPA… Ngoài ra ứng viên cũng nên nêu những chứng chỉ, khóa học mình tham gia để tạo dấu ấn tốt cho nhân viên.
Không nên đưa các thông tin về quá trình học từ cấp 1, cấp 2 vào bản CV xin việc.
Cách viết mục kinh nghiệm làm việc
Mục kinh nghiệm làm việc có thể được coi là phần quan trọng nhất trong một bản CV xin việc. Do đó ứng viên cần phải đầu tư, trau chuốt tỉ mỉ đề mục này. Bạn cần nêu rõ các mốc thời gian, tương ứng làm việc trong các công ty nào. Ở mỗi vị trí trong công ty, bạn đảm nhiệm chức vụ gì, công việc chính thực hiện bao gồm những gì. Nếu có hãy đưa ra các thành tựu đạt được trong chức vụ, công việc bạn đã làm và xử lý. Các số liệu đưa ra cần chính xác và chân thực.
Doanh nghiệp tuyển dụng sẽ vô cùng ấn tượng với những CV có nhiều kinh nghiệm công việc bởi họ có thể trở thành nhân viên cốt cán của doanh nghiệp trong tương lai gần phía trước.
Khi viết ở mục kinh nghiệm công việc, bạn nên chọn những kinh nghiệm làm việc tiêu biểu nhất chứ không nhất thiết phải liệt kê tất tần tật việc mình đã làm. Chẳng hạn nếu ứng tuyển vào vị trí công ty marketing thì bạn nên nêu kinh nghiệm làm việc cho các công ty truyền thông chứ không nên nêu kinh nghiệm làm bồi bàn, lễ tân (mặc dù đây là công việc bạn đã từng làm thật.
Ở mỗi hạng mục các thông tin nên nêu cô đọng và súc tích, không dài dòng văn tự.
Cách viết mục các hoạt động ngoại khóa
Mục hoạt động ngoại khóa trong CV xin việc cũng là mục được các nhà tuyển dụng để ý. Nó thể hiện bạn có phải là người năng động, tích cực hay không. Bạn có thể ghi các thông tin về hoạt động ngoại khóa mình từng tham gia như tình nguyện viên, nằm trong ban tổ chức cuộc thi nào đó… Bạn cần phải nêu được vai trò và trách nhiệm, đóng góp của mình ở mỗi hoạt động.
Cách viết mục kỹ năng trong CV xin việc
Cách làm CV xin việc chuẩn không thể nào thiếu mục Kỹ năng. Các kỹ năng ở đây gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các phần mềm như word, excel, powerpoint, đồ họa; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng ngoại ngữ…
Thông qua kỹ năng mà ứng viên trình bày, nhà tuyển dụng sẽ lấy làm một phần căn cứ để có thể xét duyệt xem ứng viên có phù hợp với vị trí mình tuyển dụng hay không. Để tăng thêm tin cậy thì ứng viên nên nhờ đến những người học vị cao, uy tín xác nhận thông tin, bên dưới sẽ có nội dung đầy đủ thông tin của người tham chiếu gồm họ tên, mail, số điện thoại… Tuyệt đối tránh lỗi bịa đặt về người tham chiếu, bởi nếu không may công ty tuyển dụng liên lạc với họ bạn sẽ không có cơ hội để bước vào công ty bởi sự gian dối của mình.
Lưu ý: Đối với cách viết CV cho sinh viên khi mà chưa có nhiều kinh nghiệm thì trong bản CV, sinh viên cần nêu rõ được những thế mạnh của mình, khả năng có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty. Trong bản CV sinh viên nên trình bày ngắn gọn và thể hiện được sự nghiêm túc, khao khát mong muốn được làm việc để có cơ hội học hỏi, cống hiến cho doanh nghiệp.
Một số mẫu CV đẹp tham khảo cho mọi ngành nghề
Ở mỗi ngành nghề khác nhau: hành chính nhân sự, kế toán, thiết kế đồ họa, marketing, nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn, nhân viên bán hàng, IT… sẽ có những mẫu CV đẹp khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp các mẫu CV xin việc đơn giản mà đẹp mắt, bao gồm cả mẫu CV tiếng anh để các ứng viên có thể tham khảo và lựa chọn. Những mẫu CV này gây ấn tượng bởi ưu điểm: màu sắc thân thiện, dễ nhìn, trình bày thông tin khoa học, logic, các nội dung thông tin đầy đủ và chuyên nghiệp:
Các trang download mẫu cv đẹp
Hiện nay có rất nhiều trang web hỗ trợ và có nhiều bản thiết kế CV mẫu đẹp để quý vị tham khảo. Tùy vào ngành nghề bạn muốn ứng tuyển mà bạn có thể chọn cho mình các mẫu CV khác nhau về thiết kế, màu sắc. Chẳng hạn khi làm CV ngành truyền thông thì bạn có thể chọn CV có tông màu đỏ – trắng, cam – trắng… nổi bật, còn nếu CV làm trong ngành y tế, thực phẩm, môi trường thì các tông màu trắng – xanh sẽ phù hợp hơn.
Hiện các trang download, tải mẫu CV xin việc miễn phí, tải mẫu CV xin việc word, download mẫu CV tiếng việt đẹp bạn có thể tham khảo là:
- Canva
- TopCV
- ResumUp
- ConnectCV
- CV Maker
- timviec365
- VisualCV
- cvdesignr.com
- resume.io
- cvonline.me
- CeeVee
Cách làm CV xin việc ấn tượng miễn phí trên TopCV
TopCV là trang web tuyển dụng uy tín được nhiều người biết đến. Tại chuyên trang này còn cung cấp cho ứng viên công cụ tạo CV miễn phí nhờ vậy chỉ mất 15 – 30 phút là ứng viên có thể dễ dàng tạo cho mình bản CV hoàn chỉnh và chuyên nghiệp nhất. Cách làm CV xin việc này vừa đơn giản lại mang lại tính thẩm mỹ cao, gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Ưu điểm khi tạo CV trên TopCV đó là: tại topCV có nhiều mẫu CV đẹp, miễn phí, phù hợp với nhiều vị trí ứng tuyển ở nhiều nhóm ngành nghề khác nhau; CV hỗ trợ đa ngôn ngữ, các mẫu CV có sự đồng bộ với mẫu thư xin việc; hỗ trợ cách viết CV theo từng nhóm ngành.
Để có thể tạo CV trên TopCV thì bạn cần truy cập vào trang chủ của TopCV, sau đó chọn Mục “Hồ sơ &CV” trên thanh công cụ, click mục “Mẫu CV”. Tiếp đến hàng loạt các mẫu thiết kế CV sẽ hiện ra với giao diện, thiết kế màu sắc, phông chữ, bố trí các đề mục khác nhau. Bạn chỉ cần chọn mẫu thiết kế bản CV mình ưng ý rồi click vào đó. Bạn cần tiến hành đăng nhập bằng facebook hoặc gmail, chrome để thực hiện quá trình tạo CV.
Tiếp đến bạn tự điền các thông tin ở từng đề mục: thông tin cá nhân, mục tiêu công việc, kinh nghiệm… sao cho đầy đủ. Nên nêu thông tin ngắn gọn để đủ 1 mặt của tờ CV. Sau khi điền thông tin xong, bạn nhớ ấn vào mục “Lưu” để bản CV của mình lưu trên trang, khi nào bạn cần sửa chữa có thể thay đổi một cách dễ dàng.
Những điều cần tránh khi viết CV bạn cần nhớ
Ở các phần trên bài viết, chúng ta được tìm hiểu cách viết CV xin việc. Thế nhưng vì nhiều lý do mà nhiều người vẫn phạm phải sai lầm rất đáng trách khi viết CV. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp rất nhiều các lỗi khi viết CV để mọi người có thể nắm được và tránh mắc phải.
Lỗi chính tả, ngữ pháp
Đây là những lỗi cấm kỵ trong cách làm CV xin việc. Dù là mình tự viết hay nhờ người khác làm hộ thì sau khi viết CV thì bạn cũng nên đọc lại kỹ lưỡng và kiểm tra xem mình có mắc lỗi chính tả hay ngữ pháp này không. Các lỗi nhầm lẫn như ch/tr, gi/r/d, s/x… hoặc diễn đạt câu thiếu chủ ngữ vị ngữ… sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy có phần khó chịu và đánh giá bạn là người thiếu chỉn chu. Trong các bước hướng dẫn viết CV thì khâu kiểm tra lỗi tả, ngữ pháp là điều cực kỳ quan trọng.
Lỗi định dạng CV
Với một CV mà có quá nhiều phông chữ, các phông chữ lệch nhau, chữ đậm chữ nhạt, chữ nghiêng chữ đứng, chữ màu đen/đỏ/đen; căn chỉnh lề thụt thò… sẽ khiến nhà tuyển dụng khó mà thiện cảm.
Theo tính toán nhà tuyển dụng thường sẽ mất 8 giây để nhìn sơ lược bản CV của ứng viên, do vậy CV ấn tượng cần thực sự trực quan và được trình bày khoa học, dễ nhìn, dễ đọc. Các thông tin chính cần làm nổi bật, căn chỉnh lề và khoảng cách dòng đều nhau. Đừng biến mình mất điểm trầm trọng trước mắt nhà tuyển dụng ngay khi bạn chưa phỏng vấn hoặc làm các bài test đánh giá năng lực.
Lỗi ảnh chân dung
Cách làm CV xin việc chuẩn là phải có hình ảnh chân dung kèm theo với bản CV, hình ảnh kèm theo này cần phải đảm bảo trực diện, ứng viên để đầu tóc gọn gàng, ăn mặc lịch sự, kín đáo. Không nên để các ảnh sử dụng nhiều hiệu ứng photoshop hoặc ảnh đầu tóc bù xù, ăn mặc hở hang.
Lỗi dùng email không phù hợp
Ở những bạn sinh viên hay ứng viên trẻ tuổi chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm họ thưởng sử dụng trực tiếp email mình đã lập từ hồi trẻ. Trong tên email theo đó thường có các cụm từ không được chuyên nghiệp, có phần “trẻ trâu”, ví dụ chẳng hạn như: nhockute123@gmail.com; hotboy1503@gmail.com…
Bạn nên sử dụng email dành riêng cho công việc, tên email thường là tên mình kèm với ký tự số thông thường để đảm bảo sự chỉn chu nhất có thể. Ví dụ: lanhuong1995@gmail.com, maitrang1991@gmail.com…
Lỗi để sai thông tin liên hệ
Một số ứng viên do sử dụng bản CV cũ mà quên cập nhật số điện thoại, gmail liên hệ hiện tại do vậy thông tin liên lạc bị sai. Việc này khiến cho nhà tuyển dụng muốn hẹn phỏng vấn sẽ không thể nào liên hệ được, vô hình chung bạn đã tự mình đánh mất đi cơ hội phỏng vấn, làm việc ở công ty mà mình mong muốn. Bởi vậy hãy chú ý đọc xem thông tin liên hệ của mình đã đúng chưa trước khi gửi đến các công ty tuyển dụng nhé! Đây là cách làm CV xin việc bạn nhất định không được phạm sai lầm.
Không làm nổi bật thông tin quan trọng
Hướng dẫn làm CV xin việc, một lỗi cũng khá nhiều người gặp phải đó là không nắm được đâu là thông tin mình cần chú ý và đầu tư, vì vậy bản CV sẽ tràn lan, lan man và không có trọng tâm. Điều mà doanh nghiệp quan tâm nhất ở ứng viên đó là kinh nghiệm, do đó ở phần này, người viết phải nhấn mạnh quá trình làm việc của mình ở các công ty trước đó, vị trí mình đảm nhận, mình đã đạt được thành tích gì…
Nhà tuyển dụng không thích những ứng viên ghi chung chung về kinh nghiệm, người viết càng làm rõ được thành tích của mình bằng các số liệu mang tính định lượng thì càng được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Lỗi CV quá dài
Thông thường cách viết CV chuyên nghiệp ứng viên chỉ nên gói gọn trong vòng 1 mặt giấy A4 là đủ, nhiều nhất là 2 trang. Đừng bao giờ viết bản CV dài 3 – 5 trang bởi sẽ chẳng nhà tuyển dụng nào muốn nhìn thấy các thông tin dài dòng. Khi trình bày, ứng viên cũng không nên viết các đoạn quá dài, hãy ngắt câu và xuống dòng để tạo sự thông thoáng dễ nhìn cho bản CV.
Lỗi CV thiết kế lỗi thời
Trước đây khi chưa có sự xuất hiện của nhiều phần mềm, ứng dụng thì các ứng viên thường viết CV ra bản word, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể chấp nhận. Thế nhưng hiện nay thì có rất nhiều công cụ thiết kế CV chuyên nghiệp, dễ làm, cách làm CV xin việc vì thế cũng đơn giản hơn rất nhiều. Nếu bạn vẫn gửi một bản CV đã cũ kỹ, lỗi thời thì chắc chắn sẽ mất điểm trước nhà tuyển dụng đấy.
Như vậy thông qua bài viết chắc hẳn bạn đã nắm được chi tiết cách làm CV xin việc sao cho chuyên nghiệp và chỉn chu rồi phải không nào. Đừng coi nhẹ việc thiết kế cho mình bản CV đẹp, khoa học bởi nó sẽ là cầu nối hiệu quả để tăng khả năng trúng tuyển công việc như mơ mà bạn đang mong chờ.