Những tip xử lý thông minh trong các cuộc họp căng thẳng
Thường thì trong các cuộc họp công ty thì sẽ khó tránh khỏi được tình huống mà mọi người bất đồng ý kiến, mâu thuẫn với nhau khiến cho không khí trở nên căng thẳng. Điều này sẽ khiến cho chất lượng cuộc họp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì chúng ta sẽ khó mà tập trung để giải quyết được vấn đề. Vậy trước tình huống này thì có những tip xử lý thông minh, hợp lý nào hay không? Hãy theo dõi bài viết mà nội thất Govi chia sẻ ngay sau đây để có hướng giải quyết tốt nhất nhé.
Phát hiện, xác định xung đột, căng thẳng tiềm ẩn từ sớm
Việc phát hiện được các xung đột, căng thẳng từ sớm là điều vô cùng quan trọng giúp chúng ta có thể giải quyết vấn đề kịp thời và hiệu quả hơn. Nếu xung đột chủ yếu đến từ sự khác biệt chuyên môn chứ không phải tính cách thì bạn cho phép mọi người đưa ra quan điểm của mình càng sớm càng tốt. Hãy đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội thể hiện ý kiến bất đồng càng sớm càng tốt để giải quyết vấn đề và thảo luận.
Để có thể phát hiện ra dấu hiệu xung đột đầu tiên thì cách đơn giản nhất là theo dõi “ngôn ngữ cơ thể”. Bạn hãy quan sát những người tham gia cuộc họp có những biểu hiện như: bồn chồn, nhìn chằm chằm… vào người nói hay không. Khi phát hiện ra những dấu hiệu xung đột thì hãy ngăn chặn vấn đề này ngay từ đầu, tránh để nó làm ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc họp.
Đặt câu hỏi để chuyển hướng tập trung
Trong trường hợp mọi người giận dữ và nảy sinh xung đột thì bạn hãy khéo léo đặt ra câu hỏi để mọi người xác định được nguyên nhân gây xung đột. Bằng cách này, bạn sẽ hướng dẫn mọi người suy nghĩ hợp lý, tập trung năng lượng vào đội nhóm và khuyến khích học tập và giải quyết vấn đề. Đây là cách chuyển sự tập trung của nhóm từ mâu thuẫn sang “nghiên cứu”. Nó khuyến khích mọi người cung cấp thông tin thay vì kết luận rằng họ tức giận hoặc không đồng ý với điều gì đó.
Giữ thái độ giao tiếp tôn trọng khi đối mặt với sự bất đồng
Tuy rằng ý kiến của bạn sẽ không hoàn toàn đồng ý với các đồng nghiệp của mình nhưng chúng ta vẫn cần phải giữ được thái độ tôn trọng khi giao tiếp với họ. Không cáu gắt, nói sẵng giọng mà hãy đánh giá cao ý kiến của họ nhưng vẫn nêu lên quan điểm của mình với giọng điệu nhẹ nhàng, nhã nhặn nhất.
Bên cạnh những tip xử lý xung đột, làm giảm sự căng thẳng trong các cuộc họp nói trên thì các bạn cần đảm bảo là mình phải hiểu về nhóm họp đó. Như vậy thì bạn sẽ cảm nhận được những căng thẳng của mọi người và có chiến lược phù hợp đối phó phù hợp. Nhờ đó mà chúng ta sẽ biến các cuộc họp căng thẳng trở thành các buổi thảo luận mang tính chất xây dựng và mang lại một kết quả tốt đẹp nhất.
