Talent acquisition là gì? Cách áp dụng vào trong doanh nghiệp
Trong thị trường tuyển dụng, với sự cạnh tranh ngày càng lớn thì các doanh nghiệp cũng đang tự cập nhật lên để đem tới hiệu quả cao nhất khi tìm kiếm nhân tài. Chính vì điều đó khiến Talent Acquisition ra đời trong thời đại 4.0 nhằm hướng đến sự tối ưu nhất cho tuyển dụng. Vậy bạn đã hiểu Talent Acquisition là gì? Cách để áp dụng phương pháp này vào trong doanh nghiệp? Cùng Govi VN đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Talent Acquisition là gì?
Talent Acquisition được dịch ra theo tiếng Anh có nghĩa là thu hút tài năng. Thuật ngữ này hiện đang rất phổ biến trong ngành nhân sự hiện nay. Trên thực tế, talent acquisition là một phương thức đầu tư tuyển dụng dài hạn. Nó bắt đầu từ việc xây dựng thương hiệu, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ứng viên cho đến khâu lựa chọn ứng viên đảm bảo năng lực. Tất cả để bổ sung cho doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng đang còn thiếu.
Tuy nhiên, trong tuyển dụng thì Talent Acquisition chỉ nắm giữ một vai trò nhất định chứ không phải là tất cả mọi thứ mà doanh nghiệp hướng đến. Phương thức tuyển dụng trong thời đại 4.0 này sẽ mang đến một kế hoạch dài hạn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng bổ sung được nhân sự bất cứ lúc nào.
Các khái niệm liên quan đến Talent Acquisition
Có rất nhiều khái niệm liên quan đến Talent Acquisition sẽ được Govi làm rõ trong phần này. Nhờ đó mà bạn có thể hiểu rõ hơn về phương thức này. Đồng thời cũng nắm rõ được các thành phần tạo nên một chiến lược Talent Acquisition trong lĩnh vực nhân sự.
Talent Acquisition Manager là gì?
Talent Acquisition Manager được hiểu là người chiêu mộ tài năng. Họ có nhiệm vụ xây dựng hệ thống tìm kiếm, từ đó đào tạo vào giáo dục những ứng viên có năng lực phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa ra. Ngoài ra, Talent Acquisition Manager còn có nghĩa là người thiết lập mối quan hệ với các trường đại học, cơ sở giáo dục hay các trang thông tin để xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp.
Talent Acquisition Specialist là gì?
Nếu Talent Acquisition Manager là người có nhiệm vụ chiêu mộ tài năng thì Talent Acquisition Specialist sẽ đóng vai trò tạo nguồn cảm hứng để thu hút ứng viên tới phỏng vấn. Họ tổ chức tuyển dụng và giới thiệu nhân viên trong một doanh nghiệp. Những người nắm giữ vị trí Talent Acquisition Specialist được đánh giá là người có vai trò quan trọng trong mục tiêu chiến lược dài hạn về Talent Acquisition. Đồng thời, những người này sẽ tạo nên sự thành công trong tương lai.
Talent Acquisition Executive là gì?
Talent Acquisition Executive có nghĩa là chuyên viên thu hút nhân tài. Người phụ trách vị trí này sẽ làm việc dưới sự quản lý của Talent Acquisition Specialist. Việc thành thạo và phát triển được hết tất cả các kỹ năng cần có của một Talent Acquisition Executive đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì đây chính là vị trí nền móng cho những vị trí quản lý cấp cao về nhân sự sau này.
Vai trò của Talent Acquisition trong tuyển dụng 4.0
Mặc dù vẫn là nhiệm vụ tìm kiếm và thu hút, bổ sung nhân tài cho doanh nghiệp nhưng những lợi ích đằng sau quá trình này lại là điều khiến các doanh nghiệp nhận thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của Talent Acquisition. Cụ thể, phương thức thu hút tài năng này đóng vai trò sau trong doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược lâu dài
Những nhân sự phụ trách thực hiện Talent Acquisition sẽ phải lên một bản kế hoạch chiến lược song song với hoạt động sản xuất, phát triển của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể xây dựng cho doanh nghiệp một hệ thống cung cấp nhân sự tốt nhất và kịp thời nhất nhờ vào hệ thống dữ liệu đã được lưu trữ trước đó.
Xác định nguồn nhân lực
Trong hoạt động Talent Acquisition, để nắm bắt được toàn bộ các vị trí trong bộ máy tổ chức thì nhà tuyển dụng cần phải hiểu rõ cách thức vận hành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một trong những lợi thế giúp cho phương pháp thu hút nhân tài có thể dễ dàng tìm kiếm được các ứng viên phù hợp.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Cũng giống như trong kinh doanh, đội ngũ nhân sự thực hiện Talent Acquisition sẽ cần phải xây dựng cho doanh nghiệp một hình ảnh, thương hiệu tuyển dụng uy tín. Đồng thời đảm bảo nhận diện được tích cực, thu hút trong mắt người lao động. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công tác tuyển dụng và tìm kiếm ứng viên.
Nâng cao quan hệ với ứng viên
Có không ít doanh nghiệp dù không biết Talent Acquisition là gì nhưng họ vẫn luôn áp dụng mô hình kết nối này với ứng viên cũ đã từng ứng tuyển nhưng tạm thời vẫn chưa phù hợp với vị trí còn thiếu của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp giữ được mối quan hệ tốt với ứng viên cũ sẽ tạo điều kiện thuận lợi, mang đến nhiều lựa chọn cho quá trình tìm kiếm nhân tài ngay khi cần bổ sung.
Dự đoán và đo lường
Trong quá trình thu hút tài năng, các số liệu đo lường đóng một vai trò rất quan trọng. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể nhìn ra được những điểm còn thiếu sót hay cần phát huy những thế mạnh nào. Để từ đó có thể đưa ra hướng đi đúng đắn cho công tác chiêu mộ nhân tài. Dự đoán và đo lường là bước làm hoàn toàn khác biệt so với công tác tuyển dụng thông thường khi chỉ cần đạt được mục tiêu tuyển dụng đề ra trước đó.
Cách áp dụng Talent Acquisition vào doanh nghiệp
Quá trình tuyển dụng nhân tài thường bao gồm nhiều bước diễn ra trong nhiều tháng và được triển khai theo đúng lộ trình mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp đề ra. Dưới đây là những bước cơ bản để bắt đầu áp dụng chiến lược Talent Acquisition vào việc tuyển dụng nhân tài cho doanh nghiệp.
Nâng cao thương hiệu tuyển dụng
Đây là bước làm đầu tiên trong hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp nếu như bạn muốn thu hút thật nhiều nhân tài về. Hãy đảm bảo rằng các ứng viên sẽ có thiện cảm khi nhắc đến doanh nghiệp hay hình ảnh đầu tiên mà họ thấy được. Bạn cần phải lập một website riêng về công ty và vận hành nó một cách chuyên nghiệp với đầy đủ thông tin về doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đăng tải tin tức tuyển dụng với đầy đủ các thông tin chi tiết về vị trí, mức lương và lợi ích khi làm việc. Tương tác giữa các ứng viên với doanh nghiệp nên được diễn ra, càng nhiều càng tốt. Khi mọi người đều nhắc đến doanh nghiệp của bạn mỗi lần muốn tìm việc thì chắc chắn bạn đã thành công một nửa trong chiến lược Talent Acquisition của mình.
Tạo nguồn ứng viên
Nhiều người thường có quan niệm ứng viên mới là người cần doanh nghiệp để có việc làm. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm và lỗi thời. Ngày nay, giữa doanh nghiệp với ứng viên là một mối quan hệ công bằng. Ứng viên không cần phải chủ động đi tìm doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp cũng không thể “ôm cây đợi thỏ”. Thay vào đó, doanh nghiệp hãy chủ động tìm kiếm ứng viên trên các diễn đàn, mạng xã hội để tạo cho bạn một nguồn ứng viên chất lượng.
Theo một khảo sát cho thấy, hơn 90% các ứng viên sử dụng mạng xã hội như facebook, instagram và hơn 50% các ứng viên chất lượng cao sử dụng trang tuyển dụng LinkedIn để đăng hồ sơ xin việc. Do đó, bạn hãy tạo dựng một mối quan hệ với các ứng viên thông qua các nền tảng này. Bạn cũng không nên bỏ qua các hội thảo việc làm, seminar, networking,… Các ứng viên không thích hợp sẽ bị loại ở các kỳ tuyển dụng trước cũng là nguồn nhân sự tiềm năng. Bạn cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các ứng viên này để có thể liên lạc khi thiếu nhân sự. Đồng thời nâng cao vị thế doanh nghiệp trong cộng đồng ứng viên.
Quản lý dữ liệu khoa học
Quản lý dữ liệu các ứng viên một cách khoa học chính là yếu tố chứng minh công việc Talent Acquisition của bạn có thành công hay không. Từ cơ sở đó phân tích ứng viên cho công việc tuyển dụng sẽ tạo nên thành công của doanh nghiệp. Dữ liệu của ứng viên được quản lý một cách rõ ràng, chặt chẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian trong tuyển dụng. Hồ sơ và dữ liệu ứng viên cũng là nguồn tài nguyên quan trọng trong hoạt động tuyển dụng, là chìa khóa của người làm Talent Acquisition.
Song song với những chiến lược ngắn hạn để bổ sung nhân sự trước mắt thì việc xây dựng chiến lược tuyển dụng theo xu hướng 4.0 với phương thức Talent Acquisition là điều vô cùng đúng đắn. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm rõ được Talent Acquisition là gì, cách vận dụng phương thức này trong doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất.